Nngười Māori là người bản địa ở New Zealand . Triết lý của người Māori là một cuộc tranh luận trong lịch sử phát triển tư tưởng Nhân loại học.
Nhà nghiên cứu người Māori là Mason Durie phối hợp cùng với những chuyên gia Maori bản địa đã đề xuất khôi phục lại truyền thống về môi trường trong tư tưởng của người Māori. Tư tưởng này được chia làm Sáu khu vực , mỗi khu vực được giám sát bởi các Vị thần Bảo hộ (được gọi là Atua) trong thần thoại của người Māori.
Danh sách các Atua :
- Tangaroa: Bảo hộ vùng biển và nước. Gắn tài nguyên là cá
- Rongomatane: Bảo hộ vùng cây lương thực. Gắn kết với tài nguyên trồng trọt
- Haumiatiketike: Bảo hộ vùng rễ dương xỉ. Gắn với tài nguyên bụi cây nước sinh hoang
- Tane Mahuta: Bảo hộ vùng rừng. Gắn kết với tài nguyên là rừng, chim
- Tawhirimatea: Bảo hộ vùng thời tiết. Gắn với tài nguyên gió, mưa, không khí.v..v..
- Tumatauenga: Bảo hộ bên trong con người. Gắn kết với tài nguyên là một sự lành mạnh bên trong con người
Trong truyền thuyết và phong tục của người Māori, con người gắn liền với tự nhiên hơn là cố gắng vượt lên trên nó. Mọi sự vật trong tự nhiên đều có sức sống, có linh tính riêng. Con người chỉ nên giống như Atua với vai trò là giám hộ tự nhiên chứ không phải thành lập hệ thống tự nhiên.
Học giả Manuka Henare đã cố gắng phác thảo sơ đồ về hệ thống giá trị và đạo đức của người Māori. Người Māori cho rằng con người và tự nhiên như Tonga:(nghĩa là món quà có giá trị). Tonga có nguồn gốc từ thế giới siêu nhiên .
Trong nghệ thuật của người Māori có hình lá dương xoắn ốc gọi là Koru . Dựa vào hình vẽ Koru , Henare đề xuất sơ đồ Koru về đạo đức. Bên ngoài đường xoắn ốc gọi là te ao marama (vũ trụ mang tính hoàn chỉnh) và te ao hurihuri ( truyền thống và biến đổi). Đi sâu vào trung tâm lần như wairuatanga (tâm linh), mauri (bản chất cuộc sống), hau ( nguồn tinh thần của sự có đi có lại), whanau (gia đình mở rộng), whanaungatanga (bên nhau, liên kết với nhau), kotahitanga (hòa hợp, đoàn kết) và kaitiakitanga (bảo vệ sự sáng tạo và tài nguyên).
Ý tưởng về môi trường truyền thông này đã được thiết kế để xây dựng các kế hoạch phát triển bền vững cho người Maori với chính phủ New Zealand về các chính sách bảo vệ tài nguyên cho người bản địa.
Tài liệu tham khảo:
Durie, M. (1998). Bạn có thể làm được điều đó. Auckland: Nhà xuất bản Đại học Oxford.
Henare, M. (1997). Koro của đạo đức. Trong toàn cầu hóa: một bước tiến tới te ao marama hay te po? Trình bày hội thảo, Khoa Nghiên cứu Phát triển, Đại học Waikato, Hamilton, tháng 3.